Các kỹ thuật trong nghề ong

Nghề nuôi ong được xem là nghề đòi hỏi sự khéo léo, dày công chăm bẵm như trẻ nhỏ nhưng cũng không phải là quá khó khăn nếu người làm nghề thực sự ham thích học hỏi và cần nhất là sự cần mẫn như chính loài ong. Không chỉ am hiểu đặc tính của loài ong, người nuôi ong cũng cần phải có sự am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.

CHỌN GIỐNG ONG

Việc chọn giống ong ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mật: giống tốt, con chúa đẻ khỏe thì cho năng suất mật cao. Người tạo giống phải có kỹ năng chọn những đàn ong có các đặc tính mong muốn. Theo kinh nghiệm và nghiên cứu của các chuyên gia, việc lựa chọn ong làm giống dựa trên 5 đặc tính cơ bản:

– Đặc tính hung dữ

– Sản lượng mật

– Tình trạng ấu trùng

– Dịch bệnh

– Khả năng dọn vệ sinh trong tổ

ĐỊA ĐIỂM ĐẶT ĐÀN ONG

Nguồn thức ăn chính của ong là mật của các loài hoa. Bởi vậy việc lựa chọn địa điểm đặt đàn ong cần phải dựa trên đặc điểm này.

Theo kinh nghiệm, địa điểm đặt đàn ong cần:

– Gần nguồn mật phấn hoa

– Không phun thuốc sâu, hóa chất.

– Không có dịch bệnh, ít hoặc không có ong rừng, chim thú hại.

– Địa hình thoáng mát, yên tĩnh, không gần đường giao thông, nhà máy đường, nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến hoa quả và không có hồ lớn bao quanh…

ky-thuat-nuoi-ong

Kỹ thuật nuôi ong

KỸ THUẬT CHIA ĐÀN TỰ NHIÊN

Do gần nguồn phấn hoa dồi dào, đàn ong phát triển mạnh. Ngôi nhà của đàn ong trở nên đông đúc, chật chội thì đàn ong sẽ chia đàn tự nhiên làm mất ong và giảm năng suất mật. Vì vậy khi đàn ong phát triển mạnh, người nuôi ong nên chủ động chia và nhân đàn.

Ở miền Bắc, ong thường chia đàn vào tháng 3 – 4, một số ít chia vào tháng 10 – 11. Ở miền Nam, ong thường chia đàn vào tháng 10 – 11 và tháng 2 – 4 (đầu và giữa vụ mật).

ky-thuat-nuoi-ong1

Kỹ thuật nuôi ong

Cách xử lý chia đàn tự nhiên:

– Trong trường hợp đàn ong ít quân: khắc phục việc chia đàn bằng cách thay ong chúa cũ bằng ong chúa mới vào lúc nguồn hoa phong phú, cho thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác, nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài, vặt các mũ chúa và cắt bỏ lỗ tổ ong đực.

– Trong trường hợp đàn ong mạnh thì chủ động chia đàn: cần cho ăn đủ, chọn những mũ chúa thẳng dài ở vị trí trống như ở 2 góc và dưới bánh tổ để sử dụng sau khi ong chia đàn mới.

– Đàn ong chia đàn tự nhiên thường ăn no mật và phần đông ong thợ trẻ đang độ tuổi tiết sáp, xây tầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Đàn ong gốc chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.

Nguồn: https://eatuhoney.com/cac-ky-thuat-trong-nghe-ong/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?